BÁO CÁO BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN 6 THÁNG CUỐI NĂM 2021 VÀ DỰ BÁO 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

BÁO CÁO BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN 6 THÁNG CUỐI NĂM 2021 VÀ DỰ BÁO 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở 6 THÁNG CUỐI NĂM 2021

- Sự ảnh hưởng do Covid-19: 

  • Ảnh hưởng Covid 19 lần thứ 4 ở Việt Nam tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung. Gây đình trệ, đứt gãy chuỗi hoạt động kinh doanh sản xuất của nhiều ngành, nghề. Ngành bất động sản không phải là một ngoại lệ.

  • Hầu hết các dự án phát triển bất động sản trên cả nước, đều phải dừng xây dựng, thi công vì lệnh giãn cách và đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu và thiết bị. Những dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư không thể triển khai vì cơ quan chính quyền các tỉnh thành cũng phải tập trung chống dịch làm nguồn cung trên thị trường vốn dĩ đã thiếu hụt không có cơ hội để cải thiện .

  • Hoạt động giao dịch mua – bán bất động sản trên thị trường cũng bị ảnh hưởng vì không thể tiến hành gặp gỡ, trao đổi, giao nhận … trong khi bất động sản là loại hàng hóa đặc biệt phải qua rất nhiều khâu kiểm nghiệm, pháp lý khi phát sinh giao dịch. Tuy nhiên, bởi lực cầu vẫn duy trì mạnh và sự nỗ lực tìm kiếm các giải pháp bán hàng trong tình hình mới của các Sàn giao dịch nên mặc dù thị trường chịu nhiều ảnh hưởng nhưng số lượng giao dịch có thể nói là tương đối tốt.

- Nguồn cung

  • Toàn bộ nguồn cung trên thị trường bất động sản đa phần hàng tồn từ các Quý trước trước. Lượng cung cũng như dự án mới rất hạn chế và không có dấu hiệu cải thiện.

  • Số lượng nguồn cung trên toàn thị trường đạt ngưỡng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

- Lực cầu

  • Bất động sản vẫn dành được nhiều sự quan tâm của khách hàng, nhà đâu tư ngay cả trong dịch bệnh. Đặc biệt là các dòng sản phẩm đất nền bởi đây luôn được coi là nơi lưu giữ tài sản an toàn và tiềm năng tăng giá cao.

  • Khách hàng, nhà đầu tư bắt đã dần quen với việc tham dự các buổi chào bán, giới thiệu sản phẩm qua hình thức Online, tuy tỷ lệ đăng ký đặt mua qua hình thức Online chưa cao nhưng cũng tăng cao hơn so với thời điểm trước.

1. Thị trường BĐS Du lịch - Nghĩ dưỡng

Mặc dù trong thời gian qua, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng gần như tê liệt vì giãn cách xã hội. Nhiều cơ sở du lịch không có doanh thu. Tuy nhiên, các dự án phát triển bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng vẫn cho thấy những dấu hiệu khả quan. Lượng sản phẩm đang chào bán trên thị trường trong Quý II đạt 7.206 sản phẩm, giao dịch đạt 2,280 sản phẩm. Tương đương tỉ lệ hấp thụ 31,6 %.

Một số tỉnh/Tp ghi nhận có sản phẩm chào bán gồm: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Quốc… Trong đó, Quảng Ninh là khu vực có tỉ lệ hấp thụ tốt nhất.

Có thể nói, đây vẫn là dòng sản phẩm được các nhà đầu tư quan tâm và tìm kiếm đầu tư. Đặc biệt là các sản phẩm có pháp lý đầy đủ, rõ ràng, đáp ứng được các điều kiện và tiêu chuẩn về môi trường du lịch, nghỉ dưỡng, được đầu tư tốt về hạ tầng, vị trí giao thông thuận lợi và được đầu tư bởi các Chủ đầu tư có uy tin cao trên thị trường. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư vẫn luôn tin tưởng vào sự phát triển kinh tế du lịch ở Việt Nam sẽ cất cách và thăng hoa vào những năm tới.

2. Thị trường BĐS Công nghiệp

  • Hiện nay, trên cả nước có khoảng 370 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích 115.200 ha.

  • Mặc dù Quý 3/2021 bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid, nhưng hầu hết các khu công nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất bình thường. Ngoài trừ một số tỉnh thành/TP có số ca lây nhiễm lớn và phải thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16.

  • Giá cho thuê mặt bằng nhìn chung không biến động nhiều so với kỳ trước.

  • Ảnh hưởng của thị trường bên ngoài, xong quang các khu công nghiệp.

  • Nhà cho công nhân thuê bị trả lại nhiều, ước đạt trên 30%.

  • Chủ cho thuê phải hỗ trợ giá trung bình 20-30% cho các đối tượng còn thuê.

  • Bất động sản cung cấp dịch vụ không thiết yếu phục vụ xung quanh khu công nghiệp không thể hoạt động.

3.  Thị trường bán lẻ

- Cho thuê thương mại, bán lẻ

Tại các Thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, chỉ có số ít trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ đồ thực phẩm thiết yếu có hoạt động.

Nhiều hệ thống cửa hàng, cửa hiệu, cơ sở kinh doanh và dịch vụ đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì phải đóng cửa, dừng hoạt động do giãn cách xã hội. Hiện tượng cơ sở kinh doanh phải trả lại/giảm bớt mặt bằng thuê cho chủ diễn ra phổ biến, đặc biệt là các đô thị lớn ước đến 50%.

- Văn phòng cho thuê

  • Phân khúc hạng A: gần như không bị ảnh hưởng, không có biến động nhiều.

  • Phân khúc hạng B,C:

  • Doanh nghiệp bị phá sản , trả mặt bằng ước chiếm 30 %

  • Giá cho thuê không giảm, nhưng phần lớn hỗ trợ đơn vị thuê 10-30% giá thuê trong thời gian dịch và hỗ trợ tiền thuê 2-3 tháng cho đơn vị mới đến thuê.

- Tính hỗ trợ của chủ cho thuê mặt bằng

Qua khảo sát 500 doanh nghiệp, theo đó, có tới 72% đơn vị Sàn giao dịch không được chủ cho thuê hỗ trợ giảm tiền thuê mặt bằng kinh doanh. Điều này cho thấy tính hỗ trợ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn là chưa cao.

II. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

(Theo Thời báo tài chính Việt Nam) Các chuyên gia bất động sản nhận định, sang năm 2022, xu hướng giá bất động sản có thể tiếp tục tăng ở mức cao vì nguồn cung eo hẹp. Phần lớn do thủ tục đầu tư vẫn chưa được tháo gỡ triệt để trong khi lực cầu đang được duy trì và có chiều hướng tăng mạnh hơn.

Nguồn cung mới bất động sản giảm 50% so với cùng kỳ. Cụ thể, giá giao dịch căn hộ chung cư ở nhiều dự án, đặc biệt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều tăng 5 - 7%. Giá nhà ở riêng lẻ trong các dự án tại nhiều địa phương tăng bình quân khoảng 8 - 10% (tích lũy cả hai quý, giá nhà ở riêng lẻ tại nhiều địa phương có mức tăng khoảng 15 - 20% so với mức quý IV/2020). Trong đó, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương là những địa phương có mức giá bình quân tăng cao.

Cùng với đó, giá đất nền tại một số điểm cục bộ của một số địa phương cũng có mức ghi nhận tăng mạnh như: vùng ven Thủ đô Hà Nội như Quốc Oai (tăng 20%), Ba Vì (45%), một số điểm thuộc các tỉnh như Hòa Bình (46%), Bắc Ninh (20%), Hưng Yên (26%).

Ngoài ra, nhiều nơi như Thanh Hóa; TP. Thủ Đức, huyện Cần Giờ của TP. Hồ Chí Minh; Biên Hòa, Nhơn Trạch và Long Thành của tỉnh Đồng Nai…, cũng ghi nhận hiện tượng giá đất nền tăng rất nhanh trong thời gian ngắn.

Ma trận thủ tục hành chính đẩy giá nhà đất tăng cao. “Ma trận” thủ tục hành chính quá rườm rà đã cản trở việc thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta. Bởi khi các nhà đầu tư vào Việt Nam, chỉ số cấp phép xây dựng là một trong các chỉ số được các nhà đầu tư quan tâm nhất. Nhưng chúng ta đang vướng điểm này vì thời gian thực hiện cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan rất dài và chồng chéo.

  • Xem Báo Cáo Tình Hình Biến Động Thị Trường Bất Động Sản 6 Tháng Cuối Năm 2021 Và Dự Báo Thị Trường Bất Động Sản Đầu Năm 2022 TẠI ĐÂY

ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BẤT ĐỘNG SẢN TRỰC TUYẾN NHANH CHÍNH XÁC VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY: https://dinhgiatructuyen.com.vn/

Công Ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân – Chi Nhánh Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 49, Đường 3/2, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

  • Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch toàn quốc xem TẠI ĐÂY

  • Hotline: (0292) 3917 909 / Email: tdg.cantho@hqa.com.vn

  • Tags:

Gửi yêu cầu báo giá

0989 531 453